Xuất bản thông tin

null Những kết quả đạt được trong xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Đồng Tháp

CCHC S4T_CONG NGHE THONG TIN

Những kết quả đạt được trong xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Đồng Tháp

Chính quyền điện tử là Chính quyền ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Năm 2020 là năm kết thúc giai đoạn xây dựng Chính quyền điện tử trong giai đoạn 2015 – 2020, tỉnh Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả mong đợi hướng đến nền hành chính hiện đại và hiệu quả.

 

Tỉnh đã ban hành Quyết định số 2000/QĐ-UBND-HC ngày 31/12/2020 ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử 2.0 theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Xây dựng được Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh tương đối đầy đủ các thành phần, đáp ứng yêu cầu ứng dụng hiện nay. 100% các cơ quan hành chính kết nối hệ thống mạng diện rộng của tỉnh (WAN); duy trì kết nối đường truyền số liệu chuyên dùng cấp 1 (tỉnh – TW);100% UBND xã, VP HĐND và UBND huyện và sở ngành tỉnh được trang bị tường lửa (cứng), được cập nhật liên tục 5 năm.

Hệ thống cổng thông tin tỉnh được nâng cấp đầu năm 2020 (1 cổng của tỉnh và 85 trang thành phần).

Hệ thống email công vụ được duy trì ổn định với ~ 15.000 tài khoản.

100% các cơ quan hành chính chính tham gia phần mềm quản lý văn bản và điều hành được kết nối, liên thông để gửi, nhận văn bản điện tử; trên 95% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử; hệ thống Quản lý văn bản của tỉnh với trục liên thông văn bản quốc gia do Văn phòng Chính phủ (VDXP). Trong năm 2020 đã gửi nhận trên 2.439.016 văn bản giữa các cơ quan đơn vị trong tỉnh và ngoài tỉnh. Giúp tiết kiệm chi phí bưu chính cho việc gửi, nhận văn bản ước tính khoảng 6 tỷ/ năm, chưa kể chi phí photo, giấy, phong thư.

Hoàn thành Xây dựng trục liên thông dữ liệu của tỉnh (LGSP) và liên thông với trục quốc gia NGSP của Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm liên thông, chia sẽ dữ liệu từ các Bộ, ngành với địa phương; liên thông cổng dịch vụ công tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia (xác thực định danh tài khoản, nộp trả hồ sơ trực tuyến, thanh toán).

Tích hợp 31,7% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của địa phương với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh.

Họp trực tuyến đã trở thành “thói quen” của các cơ quan đơn vị; Hệ thống hội nghị truyền hình tỉnh Đồng Tháp đã được triển khai cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã; mở rộng tới các Họp tác xã, hội quán hoặc chuyển tiếp các cuộc họp của Trung ương với tỉnh đến huyện, xã. Đã có trên 300 cuộc họp/năm, trong đó có những cuộc họp lên đến trên 150 điểm cầu. Có những cuộc với hơn 10.000 người tham gia: triển khai Nghị quyết, VBPL, công tác phòng chống dịch COVID,...Ngoài ra, cũng áp dụng công tác giải quyết khiếu nại, tiếp công dân của lãnh đạo tỉnh với người dân ở huyện xa (người dân được mời đến dự với UBND cấp huyện, lãnh đạo tỉnh dự họp tại VP UBND tỉnh).

          Về an toàn thông tin, Trang bị thiết bị tường lửa cứng cho 22 sở ngành, 12 UBND cấp huyện, 143 UBND cấp xã (năm 2018, license 5 năm) và giám sát tập trung. Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh đã đạt được 3/4 lớp theo mô hình ATTT của Chỉ thị 14/CT-TTg gồm Lực lượng tại chỗ; Thuê đơn vị độc lập giám sát Trung tâm tích hợp dữ liệu, tích hợp dữ liệu giám sát về trung tâm giám sát mã độc quốc gia; Thuê đơn vị độc lập đánh giá ATTT Trung tâm tích hợp dữ liệu và các cơ quan đơn vị. Sắp tới, Tỉnh sẽ trang bị phần mềm phòng chống mã độc tập trung, tích hợp về trung tâm gíam sát mã độc quốc gia.

Giai đoạn 2021 đến 2025, định hướng xây dựng chuyển đổi Chính quyền số, Tỉnh sẽ triển khai xây dựng Cổng điều hành tác nghiệp của tỉnh, Kho dữ liệu và dữ liệu mở, Trung tâm giám sát và điều hành đô thị thông minh, 100% thủ tục đủ điều kiện triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4…

GEM